Thiết kế và cách đặt ống bể tự hoại là việc làm vô cùng cần thiết và quan trọng đối với các hộ gia đình ngày nay, đặc biệt là những gia đình ở thành thị. Trong đó, việc lắp đặt ống bể tự hoại vô cùng trọng yếu, nó quyết định đến hiệu quả hoạt động và tuổi thọ của hệ thống xử lý chất thải nhà bạn. Thao tác này yêu cầu thợ kỹ thuật phải nắm rõ các nguyên tắc lắp đặt và thực hiện theo đúng các bước được quy định. Cách đặt ống bể tự hoại đơn giản và chuẩn nhất năm 2022 sẽ có trong bài viết sau đây. Cùng tìm hiểu cấu tạo, nguyên lý hoạt động và quy trình lắp đặt ống của bể tự hoại ngay nhé!
Đặt ống cho bể tự hoại là điều quan trọng và cần thiết
Bể tự hoại là một công trình vô cùng quan trọng có vai trò chứa và xử lý chất thải sinh hoạt cho gia đình. Hằng ngày, chất thải từ nấu ăn, tắm rửa, vệ sinh… sẽ được hệ thống ống dẫn thải đưa xuống bể tự hoại.
Đây là nơi tiếp nhận và loại bỏ các chất thải, nhờ đặc điểm thiết kế có khả năng tự phân hủy chất thải theo thời gian thành dạng lỏng và đưa về môi trường theo ống thoát. Thông thường, bể tự hoại trong các gia đình được xây dựng theo 2 dạng phổ biến sau:
Cấu tạo của bể tự hoại trong các công trình dân dụng ngày nay
Được thiết kế dưới dạng hai ngăn truyền thống gồm một ngăn chứa chất thải và một ngăn có nhiệm vụ phân hủy và loại bỏ hoàn toàn chất thải. Đặt ống thoát nước bể phốt hai ngăn này được nối thông với nhau bằng một đường ống hình chữ U ngược, cụ thể:
Ngăn chứa: Có diện tích lớn chiếm 2/3 diện tích bể, các chất thải sinh hoạt từ nhà vệ sinh, nhà bếp theo đường ống dẫn đến đây và được phân hủy một phần thành bùn hoặc khí. Sau một khoảng thời gian, các chất không phân hủy được sẽ nổi lên trên bề mặt và chuyển đến ngăn phân hủy.
Ngăn phân hủy: Chỉ chiếm 1/3 diện tích bể tự hoại nhưng lại có nhiệm vụ chính là loại bỏ hoàn toàn các chất thải còn sót lại ở ngăn chứa. Đến khi nước ở bể phân hủy đạt độ trong phù hợp sẽ được đưa về môi trường toàn bộ.
Cấu tạo truyền thống của bể tự hoại hai ngăn
Hiện nay, kiểu thiết kế bể tự hoại với ba ngăn vô cùng phổ biến và được nhiều gia đình áp dụng. Không những mang lại hiệu quả vượt trội, cách xây dựng này còn đảm bảo khả năng hoạt động ổn định và lâu dài. Bể có cấu tạo gồm ba ngăn như sau:
Phần chứa: Là nơi có nhiệm vụ chính là chứa chất thải, ngăn này có diện tích lớn nhất chiếm 1/2 tổng diện tích của bể và gấp đôi 2 ngăn còn lại. Đồng thời, tại đây các chất thải sẽ bước đầu được phân tách, một phần sẽ bị phân hủy thành bùn và khí, phần còn lại sẽ được đưa đến ngăn lắng.
Ngăn lắng: Khi đặt ống thoát bể phốt 3 ngăn này sẽ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ sàng lọc và phân hủy chất thải.
Ngăn lọc: Đây là nơi xử lý chất thải cuối cùng trước khi chúng được đưa trở về môi trường bên ngoài. Ngoài các chất thải nhận từ ngăn lắng, ngăn lọc còn được thiết kế đường ống nối thông ở phía trên của hai ngăn còn lại, giúp lưu giữ các chất thải nổi lơ lửng trên bề mặt.
Cấu tạo kiểu mới của bể tự hoại với ba ngăn riêng biệt
Bể tự hoại trong các công trình dân dụng có nguyên lý hoạt động tương đối đơn giản. Khi chất thải được đưa xuống bể ở ngăn đầu tiên là ngăn chứa các vi khuẩn, nấm sẽ giúp thúc đẩy quá trình phân hủy cũng như ngăn chặn mùi hôi khó chịu thoát ngược trở lại không gian sinh hoạt của gia đình.
Tiếp theo, các chất có kết cấu bên khó phân hủy sẽ được tập hợp và đưa xuống ngăn lắng (ngăn phân hủy) các chất này sẽ tích tụ dưới đáy và bị các vi sinh vật kị khí loại bỏ thành bùn và thoát ra ngoài bằng đường ống.
Tuy nhiên, đối với một số chất thải không bị phân hủy mà tồn tại trong trạng thái trôi lơ lửng, thì ngăn lọc sẽ có nhiệm vụ tập hợp và loại bỏ chúng lần cuối. Có thể thấy, cấu tạo ba ngăn mang lại hiệu quả xử lý chất thải tốt hơn, an toàn hơn. Chính vì thế mà bạn cần tìm hiểu kỹ về nguyên lý hoạt động của nó trước khi tiến hành đặt ống nước bể phốt và dựa theo nhu cầu của bạn để lựa chọn cho mình một bể phốt phù hợp.
XEM THÊM: Dấu hiệu hầm cầu bị đầy
Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của bể tự hoại trong gia đình
Trước khi tiến hành lắp đặt đường ống cho bể tự hoại của gia đình bạn cần quan tâm và tìm hiểu sơ lược đến 4 dạng ống thông dụng trong việc lắp đặt bể tự hoại:
Ống xả chất thải: Các chất thải sinh ra trong quá trình sinh hoạt sẽ được hệ thống ống dẫn thải đưa xuống bể tự hoại, các đường ống này kết nối giữa bồn cầu, bồn lavabo… với ngăn chứa.
Ống liên kết các ngăn của bể tự hoại: Giữa các ngăn của bể sẽ được nối với nhau bởi nhiều ống có nhiệm vụ dẫn chất thải được xử lý qua từng giai đoạn.
Ống thoát chất thải: Đường ống này dẫn lượng chất thải được xử lý cuối cùng trở lại môi trường tự nhiên.
Ống thông hơi bể tự hoại: Có vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì áp suất không khí, ngăn chặn hiện tượng nghẽn khí, tràn và nổ bể.
Việc tìm hiểu như vậy sẽ giúp bạn tránh mất thời gian và chi phí khi chọn cho mình ống để đặt bể tự hoại. Hãy đọc thật kỹ nội dung cách đặt ống thoát bể phốt này để có thể tìm cho mình một ống phù hợp với nhu cầu của mình nhé.
Những loại ống được dùng để đặt cho bể tự hoại
Để quá trình lắp đặt ống bể tự hoại cho gia đình diễn ra thuận lợi bạn cần thực hiện theo 4 bước sau:
⭐ Bước 1: Chú ý đến độ dài khi đặt ống xả chất thải cho bể tự hoại
Khi đặt ống xả chất thải bạn cần chú ý đến độ dốc và độ dài của đường ống. Vị trí của bể tự hoại nên được thiết kế với độ sâu đạt chuẩn theo nguyên lý độ dốc càng lớn thì đường dẫn đảm bảo tốt tốc độ dẫn thải và hạn chế vấn đề tắc nghẽn bồn cầu.
⭐ Bước 2: Lắp đặt đường ống thông giữa các ngăn
Bạn cần xác định đúng chiều cao, thể tích của bể và các ngăn để lựa chọn chính xác vị trí đặt ống cũng như số lượng ống. Ví dụ, khi chiều cao của bể tự hoại là 1.3m thì vị trí đặt ống thông đối với bể 2 ngăn là 0.55m và bể 3 ngăn là 0.35m.
⭐ Bước 3: Lắp đặt ống bể phốt đúng kỹ thuật ra bên ngoài môi trường
Giai đoạn này vô cùng quan trọng không chỉ ảnh hướng đến quá trình hoạt động của bể tự hoại mà nó còn quyết định đến vấn đề ô nhiễm môi trường.
⭐ Bước 4: Tiến hành lắp đặt ống thông hơi bể tự hoại
Quá trình phân hủy chất thải sinh ra khí CO2, H2S… Vì vậy, bể tự hoại bắt buộc phải được lắp đặt ống thông hơi để ngăn chặn việc nổ bể cũng như đảm bảo khả năng dẫn chất thải, tăng áp lực hút…
Lưu ý: Ống thông hơi nên được lắp đặt tại ngăn lắng của bể tự hoại và đường kính tối thiểu là 27mm.
Cách đặt ống bể tự hoại đơn giản và chuẩn nhất
Trong quá trình thiết kế và lắp đặt ống cho bể tự hoại ngoài việc thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, bạn cần quan tâm những lưu ý sau đây:
⭐ Yêu cầu phải sử dụng gạch hoặc đổ bê tông, đảm bảo bể tự hoại luôn kín (ngoại trừ đường ống thông hơi của bể nhưng đầu ống thông ra ngoài phải được che hoặc có nắp đậy kỹ càng) và tại các vị trí lắp ống không có khe hở.
⭐ Giai đoạn thực hiện cách đặt ống bể tự hoại 3 ngăn hay còn gọi là ống dẫn nước thải sinh hoạt đến bể phốt phải luôn phải tuân theo nguyên tắc áp suất nước.
⭐ Chiều dài và bán kính của các đường ống phải phù hợp với chiều cao và thể tích của bể. Đồng thời, người lắp đặt phải nghiên cứu và tính toán kỹ lưỡng vị trí đặt ống cũng như khoảng cách giữa các ống, các ngăn.
⭐ Bạn nên cẩn thận khi lựa chọn ống đạt chất lượng và có nguồn gốc rõ ràng.
⭐ Kích thước cũng là một trong những yếu tố quan trọng khi bạn lắp đặt đường ống của hầm cầu vệ sinh. Vì nếu như bạn không quan tâm và tính toán tới kích thước thi sau khi xây dựng bể tự hoại. Bạn sẽ thấy nó không có sự ăn khớp với nhau.
Cụ thể với mỗi một ngăn chứa của hầm tự hoại sẽ có các kích thước khác nhau. Từ đó, bạn cần phải cân nhắc xem có nên dùng loại ống có kích thước như nào cho phù hợp. Để quá trình vận hành nó được diễn ra theo đúng nguyên lý mà không gặp tình trạng tắc nghẽn. Việc lắp đặt các đường ống cho bể tự hoại không phải dễ dàng, vì vậy khi tiến hành lắp bạn cần tìm hiểu chi tiết quy trình và chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết.
Những lưu ý cần quan tâm khi đặt ống cho bể tự hoại
Hy vọng, thông qua bài viết cách đặt ống bể tự hoại trên đây có thể cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về chủ đề cách đặt ống bể tự hoại tại nhà đơn giản và chuẩn nhất năm 2022.
Tags: Cách đặt ống bể tự hoại 2 ngăn, cách đặt ống nước bể phốt, cách đặt ống hầm tự hoại, cách đặt ống bể phốt, đặt ống bể tự hoại 3 ngăn, đặt ống hầm tự hoại, hướng dẫn đặt ống bể phốt, đặt ống bể phốt 3 ngă